1. Về sản xuất phân NPK
Cần đổi mới công nghệ để nâng cao số lượng phân hỗn hợp, đặc biệt phải nâng cao hàm lượng các chất dinh dưỡng trong phân, tiến tới các loại phân hổn hợp đều được sán xuất dưới dạng phân phức hợp trên quy trình đồng nhất. Điều này gỉai thích vì sao bà con nông dân thích dùng phân DAP vì phân này chứa tới 18%N và 46% P2O5. Các nước công nghiệp phát triến như: Mỹ, Pháp. Đức. Áo. Nga đã sản xuất phân hỗn hợp NPK chứa 75-80% các chất dinh dưỡng. Chỉ có trên cơ sở này mới giảm được đáng kể chi phí đóng gói, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng.
Đa dạng chúng loại phân hỗn hợp để có các ty lệ N:P:K khác nhau thích hợp với từng loại cây trồng. Các dạng phân hỗn hợp tối thiểu phải chứa 50-60% lân tan trong nước và trong tương lai tiến tới sản xuất phân NPK đặc thù có bổ sung các nguyên tố trung lượng, vi lượng hoặc phân NPK không chứa Clo…
Hoàn thiện mẫu mã, bao bì để tăng thị hiếu sử dụng của bà con nông dân. Hiện nay nông dân thích sử dụng phân hỗn hợp NPK của nhà máy có màu trắng xanh, điều này cũng dễ hiểu vì chúng có màu gần giống với supe lân hơn so với nàu nâu hoặc đen.
2. Về sứ dụng phân NPK
Tăng cường công tác tuyên truyền sứ dụng phân hỗn hợp bằng các hình thức và biện pháp khuyến nông thích hợp. Tạo điều kiện để bà con nông dân có thể thực nghiệm ngay trên thửa ruộng của mình để tìm hiểu hiệu lực của các loại phân bón, tùy theo đất, cây trổng, giống cây, mùa vụ, khi hậu, thời tiết… Làm như vậy không những bà con nông dân tin tưởng vào việc sử dụng phân hỗn hợp mà còn giúp các nhà sản xuất, nhà khoa học đề xuất sứ dụng phân bón chuẩn xác hơn.
Cần phải tập trung các cơ sở sản xuất phân bón. trong đó có phân hỗn họp vào một số đầu mối chính – các cơ sờ sản xuất có đủ chức năng qui định của Nhà nước, có công nghệ phù hợp để đảm bảo chất lượng của phân bón, tránh thiệt hại cho người nông dân. Nhà nước cần tăng cường công tác kiểm tra. đánh giá chất lượng sản phẩm. các đầu mối kinh doanh để đảm bảo quyển lợi cho các cơ sở sản xuất có uy tín. ngăn chặn việc sản xuất và lưu thông phân giả, chất lượng kém trên thị trường.
Nhu cầu sử dụng phân hỗn hợp ở nước ta trong thời gian tới là rất lớn. tuy nhiên người dân miền Bắc mới quen dùng loại phân bón này gần đây còn ở miền Nam nông dân trước đây thường sử dụng phân hỗn hợp từ nước ngoài (chủ yếu là DAP). Do vậy, Nhà nước cần có chính sách trợ giá cho sản xuất và lưu thông loại phân bón này để khuyến khích nông dân tăng cường sử dụng phân hỗn hợp được sản xuất ở trong nước.
TỶ LỆ NPK TRONG PHÂN BÓN SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI (FAO)
Tỷ lệ giữa các nguyên tố dinh dương | |||
N | P | K20 | |
Trung bình trẽn thế giới | 100 | 49 | 38 |
Trong đó | |||
a/ Các nước phát triển | |||
Bắc Mỹ | 100 | 46 | 50 |
Táy Âu | 100 | 52 | 53 |
Các nước phát triển khác | 100 | 105 | 70 |
b/ Các nước đang phát triển | |||
Châu Phi | 100 | 81 | 40 |
Mỹ La Tinh | 100 | 70 | 46 |
Nam và Đồng Nam Á (trừ Nhật Bản) | 100 | 33 | 17 |
Việt Nam | 100 | 29 | 7 |
SO SÁNH TỶ LỆ SỬ DỤNG NPK GIỮA VIỆT NAM VỚI MỘT SỐ NƯỚC
Stt | Nước | Tỷ lệ | ||
N | P.O. | k20 | ||
1 | Nhật Bản | 100 | 113 | 85 |
2 | Pháp | 100 | 54 | 74 |
3 | Nga | 100 | 89 | 57 |
4 | Mỹ | 100 | 37 | 45 |
5 | Ân Độ | 100 | 40 | 17 |
6 | Trung Quốc | 100 | 30 | 9 |
7 | Việt Nam: 1990 | 100 | 11 | 6 |
1992 | 100 | 32 | 4 | |
1993 | 100 | 32 | 3.7 | |
8 | Các nước phát triển | 100 | 56 | 49 |
9 | Các nước đang phát triển | 100 | 38 | 17 |
10 | Bình quân của thế giới | 100 | 47 | 32 |
Nguồn: GS.PTS Bùi Đình Dinh