Giới thiệu nhà máy
Hình ảnh sản phẩm
Hỗ trợ trực tuyến
Để có đòng lúa to

dong lua toGiai đoạn làm đòng là giai đoạn đầu tiên cực trọng của cây lúa. Để có đòng to, bông nhiều hạt điều quan trọng nhất là cây lúa phải khỏe. Muốn cây khỏe thì bộ rể lúa phải khỏe.

Để bộ rể khỏe thì đất không bị ngộ độc acid hữu cơ và xì phèn, chồi lúa phát triển đầy đủ, bộ lá đòng phải  tốt, nhất là lá trên cùng nuôi đòng phải sạch bệnh.

Nếu bị sâu bệnh ảnh hưởng phần nào diện tích lá đòng  chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến đòng. Về phân bón phải bón phân lúc cây cần để sinh ra nhiều hạt trên bông. Đó là yêu cầu để có đòng to bông nhiều hạt.

 

Quá trình hình thành đòng trãi qua nhiều giai đoạn chủ yếu là  6 giai đoạn:

  1. Giai đoạn phân hóa cổ gié.
  2. Gai đoạn phân hóa nhánh gié.
  3. Giai đoạn phân hóa hoa đây là giai đoạn quan trọng hình thành số hạt trên bông. Đầu giai đoạn này thì đòng lúa dài 1mm, thời gian kéo dài 3-4 ngày. Cuối giai đoạn phân hóa hoa thì đòng lúa dài 3.5mm.
  4. Giai đoạn phân hóa tế bào mẹ của hạt phấn.
  5. Giai đoạn phân bào giảm nhiễm.
  6. Giai đoạn hình thành hạt phấn. Kết thúc giai đoạn này thì hạt phấn đã chín, đòng lúa đạt kích thước tối đa, bông lúa sắp trổ.
  • Thời gian từ giai đoạn phân hóa cổ gié đến giai đoạn lúa sắp trổ tùy thuộc từng loại giống, nhiệt độ nóng hoặc lạnh, thời tiết, chế độ canh tác sẽ thay đổi từ 27- 46 ngày, trung bình 30 - 35 ngày. Vấn đề đặt ra tác động lúc nào để cây lúa có đòng to, bông bự, số hạt/bông tối hảo nhất. Cần lưu ý rằng khi bón phân nuôi đòng phải bón đầu giai đoạn phân hóa hoa, đòng lúa đạt kích thước rất nhỏ chỉ 1mm, cây lúa có 1 lóng rưởi, lóng sát đất có kích thước 1-2 cm, lóng thứ hai bằng phân nửa lóng thứ nhất chỉ 0.5-1cm. Do  đó muốn gia tăng số hạt /bông phải bón lúc đòng 1mm.
  • Nếu bón trể lúc này cây lúa có 3 lóng rõ ràng, lóng 2 dài hơn lóng 1 soi dưới kính lúp sẽ thấy hạt lúa nhỏ trên đòng bón phân lúc này sẽ không hiệu quả vì đòng lúa đã bự cho dù có bón 100kg phân thì cây lúa cũng chỉ có 50 hạt không thể tăng lên 51 hạt được.
  • Để gia tăng số hạt cần  cung cấp dưỡng chất lớn cho cây lúa sung mãn, tuy nhiên giai đoạn này cây lúa dễ  bị bệnh. Do đó sau khi bón phân nuôi đòng xong phải phun Boom Flower và Amistar top ngay buổi chiều đó hoặc buổi sáng hôm sau.
  • Amistatop sẽ bảo vệ cây lúa các bệnh Đốm vằn, bệnh Vàng lá chín sớm, bệnh Đạo ôn, và Lem lép hạt. Boom Flower có tác dụng kích hoạt cây lúa hấp thu dưỡng chất tốt hơn giúp cây khỏe. Cây lúa trong quá trình  gia tăng số hạt/bông, sung mãn, mượt mà, sạch bệnh khi trổ sẽ cho đòng to, nhiều hạt. Đây là bí quyết tác động đòng to, bông bự.
  • Theo kĩ sư Nguyễn Thành Khiết (Giám đốc phụ trách kĩ thuật công ty BVTV An Giang) thì quan điểm bón phân nuôi đòng căn cứ vào thời gian sinh trưởng (TGST) sẽ không chính xác. Ví dụ IR50404 bón lúc (35-36 ngày), OM4218  (40 ngày). TGST của từng giống sẽ thay đổi theo từng vụ và  tùy thuộc thời tiết, nhiệt độ nóng lạnh cũng ảnh hưởng TGST. IR50404 có năm TGST 92 ngày, có năm 90 ngày, và có năm 85 ngày. Nếu căn cứ theo TGST sẽ không đúng. Muốn bón phân chính xác người nông dân phải là chuyên gia phải xé đòng đòng ra xem lúa 1 lóng rưởi và đòng đòng chỉ 1mm.
  • Về lượng phân: Vào mùa mưa  sẽ bón 2-3 kg urea, 5 kg DAP, 5 kg Kali/ công. Tuy nhiên trong  lúc  này nếu  lúa cao hơn 50 cm, khả năng đổ ngã nhiều, vùng có dịch bệnh đạo ôn thì phải bớt đạm hoặc cắt bỏ hoàn toàn chỉ bón 5 kg DAP và 5 Kg Kali. Công thức bón phân phải điều chỉnh  tùy theo chân ruộng nhưng phải đầy đủ  3 chất đa lượng N, P, K. Nguyên tắc chung nếu ruộng xanh nhiều giảm đạm, tăng Kali.  Ruộng vàng  loại phân  cung cấp chất đạm phải thêm vào.  
  • Vụ HT bệnh đạo ôn gây hại nặng thường xuất hiện  giửa tháng 4 và giửa tháng 5. lúc này bão thường xuất hiện đầu tháng 4, khi bão qua đi  thì thời tiết khô hạn bà con ND thường tập trung bón phân nhưng lại  gặp lúc mưa xen kẻ,  sương đọng trên lá. Nếu bón phân gặp hạn thì phân bón không phát huy hiệu quả nhưng khi gặp mưa sẽ phát huy và khi đó dịch hại đi theo, đạo ôn phát triển  và  bệnh do vi khuẩn kèm theo. Nhưng nguyên nhân cơ bản vẫn do làm đất không kĩ gây ngộ độc hửu cơ. Giống cũng là yếu tố gây bệnh bùng phát.
  • Để vừa phòng trị đạo ôn và bệnh do vi khuẩn, theo kinh nghiệm rất hay của nông dân Trà Vinh kết hợp trên phun dưới rãi. Cách làm như sau: phun Filia, Fujione, hoặc Beam phía trên lá lúa theo liều lượng hướng dẫn. Phía dưới chân ruộng rãi vôi(vôi đá 15 kg ngâm nước nở ra khoảng 20 kg trộn với nửa bao trấu ướt  và  3 kg kali )rãi cho 1công đất. Trước khi bón cần  tháo nước khô. Ngày hôm sau phun tiếp 1 cử vôi : pha ½ -1kg vôi sàng mịn cho  bình 16 lít,  liều lượng 2 bình/công sẽ giảm áp lực tối đa. Đạo ôn được loại trừ, vi khuẩn sẽ không xuất hiện.

Nguồn: nongnghiep.vinhlong.gov.vn

Bài viết khác
Lên đầu trang